Cây lộc vừng có tác dụng gì? Tìm hiểu kỹ hơn về cây lộc vừng
Cây lộc vừng được trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Cây lộc vừng có tác dụng gì? Hoa lộc vừng có tác dụng gì? Đây là những câu hỏi thường gặp của các gia chủ có trồng cây lộc vừng. Để biết rõ hơn về tác dụng của cây lộc vừng, quý gia chủ cần hiểu rõ về đặc tính của cây.
Đặc tính của cây lộc vừng
Cây lộc vừng to, cao 8-10m. Vỏ thân dày, nháp, màu nâu đen. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; cuống lá có màu đỏ. Hoa màu đỏ nhạt, chi nhụy và vòi nhụy màu đỏ thẫm. Quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc, đựng một hạt.
Cây lộc vừng có những đặc tính như: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm. Phần rễ được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi.
[caption id="attachment_15277" align="aligncenter" width="500"] Cây lộc vừng có tác dụng gì?[/caption]Cây mọc tự nhiên ở rừng thưa, bờ bãi chỗ gần nước. Còn được trồng làm cảnh, đôi khi chỉ là một khúc cành mang rất nhiều rễ thành chùm ngập trong nước và một vài nhánh cây non mọc vượt lên, trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Hoa lớn, màu hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.
Quả: Loài quả lộc vừng có có mặt cắt ngang giữa quả có hình hộp nên trong tiếng Anh còn gọi là Boxtree. Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại cây lộc vừng. Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dày bao quanh hạt, làm cho quả này trôi nổi trên nước biển và có thể tồn tại tới 10-15 năm, chúng phát tán giống như quả dừa khô trôi trên biển.
Với những đặc tính trên thì cây lộc vừng có tác dụng gì? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn.
Xem thêm:
Cách tạo thế cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng bonsai
Ý Nghĩa Phong Thuỷ Cây Lộc Vừng? Cây Lộc Vừng Hợp Với Tuổi Nào?
Cây lộc vừng có tác dụng gì
Vậy cây lộc vừng có tác dụng gì? Cây lộc vừng mang lại nhiều tác dụng khác nhau, mỗi bộ phận của cây đều có những công dụng tuyệt vời mà không phải ai cũng biết đến. Dưới đây, chúng tôi liệt kê một vài tác dụng của cây lộc vừng đến quý bạn đọc
Tác dụng của quả cây lộc vừng
Quả dùng trị ho và hen suyễn. Phần hạt có thể giã nhuyễn ra, trộn chung với các loại bột và dầu, có thể dùng để trị tiêu chảy. Ngoài ra, Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu sau đó ngậm nước chữa đau răng, trị ho và hen suyễn. Bên cạnh đó, phần hạt của cây lộc vừng còn được dùng để trị đau bụng, cách bệnh về mắt,… Trái lộc vừng kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật…; ngâm rượu ngậm chữa đau răng, đau nướu.
Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hạt còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu và giang mai. Vỏ lộc vừng có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt rét. Hạt lộc vừng giã ra thêm bột và dầu, dùng trị tiêu chảy hoặc trị các cơn đau bụng rất công hiệu.
Lá cây lộc vừng ăn được không
Lá cây lộc vừng có ăn được không? Cây trả lời là có. Lá lộc vừng non có vị hơi chát, thường được dùng làm rau sống, ăn riêng hoặc trộn với lá đinh lăng non trong món gỏi cá. Cụ thể, nước ép lá lộc vừng tác dụng trong bệnh tiêu chảy và bệnh lỵ.
[caption id="attachment_15276" align="aligncenter" width="768"] Lá cây lộc vừng ăn được không? Câu trả lời là có[/caption]Những người bị trĩ có thể làm co búi trĩ, chống viêm, cầm máu bằng cách lấy khoảng 20g lá lộc vừng, rửa sạch, nhai lấy nước, còn bã đắp vào hậu môn. Nên đắp lá vào buổi tối trước khi đi ngủ và dùng một miếng băng loại nilon lót phía ngoài để nước từ bã không bị thấm ra. Nên dùng một đợt ăn thuốc, đắp bã trong 7-10 ngày, sau đó ăn sống lá lộc vừng khoảng 10 ngày nữa.
Tác dụng của các bộ phận khác của cây lộc vừng
Vỏ cây do có chứa nhiều tanin (như các loại trà) nên có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy hay đau bụng từng cơn. Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho, hạ đường huyết.
Trên đây, công ty cây xanh Vườn Cây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc: cây lộc vừng có tác dụng gì? lá lộc vừng có ăn được không? của bạn đọc. Chúng tôi hy vọng bài viết trên mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Nhận xét
Đăng nhận xét