Các Loại Sâu Khế Gây Hại Nặng Nề Cho Cây Khế Nhất

 Với các câu khế ngọt thì thường ít xuất hiện sâu khế gây hại, nhưng cây khế cũng cần được phòng trừ sâu bệnh kịp thời để cây khế sống lâu và cho năng suất cao. Mỗi loại sâu khế sẽ có những tác hại khác nhau. Trong bài viết này, công ty cây xanh Vuoncay.vn sẽ cập nhập các loại sâu khế thường xuất hiện trên cây khế ngọt cũng như tác hại của chúng.

1. Các loại sâu khế và cách điều trị

Giá cây khế khá rẻ vì vậy nhiều gia chủ lựa chọn rồng cây khế trong sân vườn. Nhưng nhiều gia chủ vẫn chưa biết rõ cách chăm sóc cây khế đúng cách. Có rất nhiều loại sâu khế khác nhau cũng như mỗi loại sẽ có những tác hại hay cách điều trị khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra một vài loại sâu khế phổ biến trên cây khế ngọt:

1.1 Sâu non:

Sâu non thuộc bộ cánh phấn và ruồi đục trái. Khế ngọt thường xuất hiện loại sâu non, chúng gây hại cho hoa và cả trái non của cây khế. Để phòng trừ có thể dụng Trebon 0,2% phun vào giai đoạn trái khế còn nhỏ. Khi phun vào giai đoạn trái lớn thường dẫn đến bị ngộ độc khi ăn khế. 

1.2 Sâu đục thân, cành

Sâu đục thân cây trồng hay đục cành là một trong những loại sâu khế gây thiệt hại thường thấy nhất. Không chỉ ở cây khế, chúng còn xuất hiện ở những cây khác như xoài, ổi,... Chúng thường đục cành, lõi cây hay cạp bên ngoài vỏ cây làm thành những hầm sát vỏ thân. Sâu đục thân, cành gây hại từ các cành nhỏ xuống đến phần gốc, rễ của cây.

[caption id="attachment_13015" align="aligncenter" width="600"]Sâu đục thân cành thường gặp ở cây khế Sâu đục thân cành thường gặp ở cây khế[/caption]

Biện pháp thường dùng để loại bỏ sâu khế này là dùng thủ công. Gia chủ có thể dùng dao khoét ngay lỗ đục để bắt sâu nằm bên trong thân cây, cành cây. Nếu sâu đã ăn diện tích quy mô vào bên trong thân cây, gia chủ có thể dùng bông gòn thấm thuốc trừ sâu để vệ sinh. Nhét bông gòn vào lỗ đục và lấy đất sét trám bít vết đục lại.

1.3 Bệnh Thán Thư

Bệnh thán thư hay còn được hiểu đơn thuần là loại bệnh làm thối đen trên hoa gây rụng hoa hoặc khiến quả khế bị thối đen. Khi cây khế mắc phải loại bệnh này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Benlat C hoặc Score 250 EC. Lưu ý, nên sử dụng loại thuốc này phun từ khi cây khế cho ra hoa để đạt được hiệu suất cao nhất.

[caption id="attachment_13016" align="aligncenter" width="800"]Không chỉ cây khế bị bệnh thán thư mà nhiều cây công nghiệp khác cũng dễ bị Không chỉ cây khế bị bệnh thán thư mà nhiều cây công nghiệp khác cũng dễ bị[/caption]

1.4 Bệnh rầy gây hại ở các cây khế ngọt

Rầy là một trong những loại sâu bệnh gây hại nặng nề và phổ biến trên cây khế cũng như các loại cây nông nghiệp khác. Chúng phát triển đến thời điểm sẽ ăn đọt non, lá non, bông, trái non. Rầy cái đẻ con và sinh trưởng với vận tốc rất nhanh vì vậy cây khế bị bệnh rầy hoàn toàn có thể bị gây hại trong thời hạn ngắn hơn các loại sâu khế khác.

[caption id="attachment_13017" align="aligncenter" width="900"]Bệnh rầy ở cây khế gây nhiều thiệt hại Bệnh rầy ở cây khế gây nhiều thiệt hại[/caption]

Bạn cần theo dõi cây liên tục, nhất là vào những thời hạn cây ra hoa, kết trái, nếu thấy Rầy có mật số cao thì hoàn toàn có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Một số loại thuốc hoàn toàn có thể sử dụng như Bassa 50 EC ( hoặc Bascide 50EC ) ; Trebon 10 EC ; Supracide 40 EC ( hoặc Suprathion 40EC ) ; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8 EC …. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng .

 

2. Cách phòng bệnh sâu khế cho cây khế định kỳ

Công dụng của cây khế trong đời sống cũng như y học là rất nhiều đặc biệt là ở phần quả khế. Tuy nhiên việc cây khế bị sâu bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hay năng suất cho quả của cây khế. Vì vậy việc phòng bệnh cho cây khế là hết sức cần thiết hữu hiệu nhất đó là nâng cao sức đề kháng cho cây khế ngọt bằng việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước, độ ẩm cho cây. Đồng thời gia chủ cần thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng ra khỏi vườn.

[caption id="attachment_13966" align="aligncenter" width="650"]Phòng bệnh cho cây khế là điều cần làm Phòng bệnh cho cây khế là điều cần làm[/caption]

Cây khế ngọt là một loại cây ưa bóng nên trồng dưới tán những cây khác để giúp cây tránh được các bệnh vàng lá, cháy lá… gia chủ cần chú ý cắt tỉa cành tạo tán để tán lá được thông thoáng. Cành của cây khế khá giòn và dễ gãy, với những cành nhiều trái gia chủ cần cắm cọc để nâng đỡ cành cho cây.

Xem thêm: 

Cách chiết cây khế đơn giản dễ làm

Cây khế ngọt bị vàng lá. Cách cứu cây khế sắp chết

 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm cho hoa nhài ra hoa nhiều tại nhà

Cây Kim Tiền và tầm quan trọng của nó trong thiết kế cảnh quan và nội thất hiện đại

Cây phát tài núi có độc không? Có nên trồng trong nhà?