Công dụng của cây bằng lăng trong y học

 Cây bằng lăng đã không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta, những bông hoa màu tím rực rỡ, nở rộ mỗi khi hè về đã gắn liền với ký ức đẹp đẽ của biết thế hệ học trò. Nhưng rất ít người biết rằng, cây bằng lăng ngoài vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết thì bằng lăng còn là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong y học dân gian, trong bài viết này, hãy cùng công ty cây xanh Vườn Cây tìm hiểu công dụng của cây bằng lăng nhé.


Giới thiệu về cây bằng lăng
Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz, thuộc họ Tử vi – Lythraceae. Ở Việt Nam, ngoài tên gọi là bằng lăng, loài cây này còn được biết đến với những cái tên khác như Săng lẻ, Bằng lang, Truol, Thao lao, Kwer.


Người ta thường thêm một hoặc vài từ vào sau tên gọi Bằng lăng để chỉ nơi mọc; đặc điểm giống một cây nào khác hoặc công dụng của loài cây này như Bằng lăng ổi, Bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), Bằng lăng tía (hoa màu tía), Bằng lăng trắng (hoa màu trắng)…



1.1. Những đặc điểm tự nhiên của cây bằng lăng
Châu Á là khu vực mà loài cây này được tìm thấy nhiều nhất như Lào, Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam,... Ở nước ta, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loài cây này mọc hoang dại ở hầu khắp cả nước, nhưng phần đông chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Người dân nước ta hay trồng loài cây này như một mảng xanh cho gia đình, công ty, trong khuôn viên xanh của doanh nghiệp để mọi người có thể ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây. Trồng cây bằng lăng trước nhà cũng được nhiều gia chủ lựa chọn.

[caption id="attachment_12734" align="aligncenter" width="1536"]Có nên trồng cây bằng lăng trước nhà hay không? Cây bằng lăng được trồng trước nhà[/caption]
Bằng lăng là cây cho bóng mát, thân gỗ. Thông thường cây bằng lăng có thể cao từ 30 đến 35 mét, đường kính rơi vào khoảng 40 đến 80 cm, các cành tương đối mỏng và mảnh khảnh. Một lớp lông mềm màu hung bao phủ bên ngoài thân, hình sao, phổ biến ở ngọn cây.

Lá bằng lăng dạng mũi mác, thuôn dài, từ gốc đến ngọn lá hẹp dần. Trung bình lá trưởng thành dài khoảng 7 – 14 cm, rộng 20 – 50 mm. Lá có hình sao khi còn non, phía trên không có lông, ở phía dưới có nhiều lông mềm kèm khoảng 10 – 13 đôi gân phụ.

Màu sắc thường thấy của hoa bằng lăng là màu hồng tím, tập trung thành cụm từ 6 đến 9 hoa ở phần ngọn. Nụ hoa hình trái xoan hoặc hình nón, cánh hoa có cuống. Đài hoa hình chuông, nhiều lông mềm và nhiều nhị mọc gần nhau. Một bông hoa bằng lăng có 6 chùy ba cạnh, 6 cánh hoa. Cánh hoa hình mắt chim, bầu có lông ở đỉnh cùng với vòi nhụy dài.

Quả bằng lăng dạng hình trứng, là quả nang, thuôn, độ dài khoảng 12 mm, tụt vào trong dài khoảng 1/3 quả. Đầu có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh như 6 cánh hoa.

1.2. Thu hoạch dược liệu từ cây bằng lăng
Dược liệu Bằng lăng có quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu. Vỏ, thân và lá bằng lăng được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y. Chúng có thể được dùng tươi, hoặc phơi khô, sắc nước dùng uống.

Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi thoáng khí, dùng dần. Mùa hoa quả tháng 5 – 7.
Hiện nay có nhiều cửa hàng bán cây cảnh có bán loài cây này bởi tính thẩm mỹ và các công dụng của nó, bạn cũng có thể tham khảo trang web của Vườn cây để tìm hiểu về loài cây này. Giá cây bằng lăng nhìn chung tương đối rẻ so với mặt bằng chung các loài cây cảnh trồng sân vườn khác nên khách hàng tìm đến loài cây này ngày một nhiều.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm cho hoa nhài ra hoa nhiều tại nhà

Cây Kim Tiền và tầm quan trọng của nó trong thiết kế cảnh quan và nội thất hiện đại

Cây phát tài núi có độc không? Có nên trồng trong nhà?