Các loại cây hoa kiểng và cây trồng viền đẹp

 

Cây hoa kiểng và cây trồng viền không chỉ giúp ngăn cách giữa các khuôn viên mà còn giúp cảnh quan trở nên đẹp hơn. Ở bài viết này, công ty cây xanh Vườn Cây sẽ giới thiệu cho bạn thêm về cây hoa kiểng và cây trồng viền

Ứng dụng của cây hoa kiểng và cây trồng viền

trong cảnh quan

Với đa dạng chủng loại về màu sắc hoa và màu sắc lá, các loại cây hoa kiểng và cây trồng viền được dùng để trồng trang trí tạo điểm nhấn cho cảnh quan. Màu sắc đa dạng tạo cho người xem một không gian sắc màu, một vẻ đẹp thật sự mộng mơ.

Cây trồng viền hay cây hoa kiểng trồng trong công trình giúp làm đẹp cảnh quan
Cây trồng viền hay cây hoa kiểng trồng trong công trình giúp làm đẹp cảnh quan

Ngoài ra, một vài loài cây có hoa hương thơm như lài tây, nguyệt quế được trồng nhiều ở sân vườn giúp cho chủ nhà có một không gian thư giãn thật sự thoải mái nhất

Cách chăm sóc cây hoa kiểng, cây trồng viền

Tưới nước: 

Đa số các loài hoa nói chung đều ưu ẩm. Vì vậy để hoa ra hoa thường xuyên cần duy trì lượng nước tưới đảm bảo đất luôn có độ ẩm tốt. Nên tươi 1 ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Vị trí trồng hoa kiểng không để đất bị úng nước vì cây rất dễ bị chết khi úng nước.

Bón phân: 

Các loài hoa kiểng cho hoa quanh năm. Vì vậy, để cây có đủ dinh dưỡng để liên tục ra hoa thì ta cần có một chế bộ chăm sóc bón phân phù hợp. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ để hoa ra to, đẹp và lâu tàn hơn. Đối với phân hóa học bón 1 lần/tháng bón sau khi cắt tỉa. Đối với phân hữu cơ bón 3 tháng 1 lần, khi bón phân hữu cơ cần kết hợp với xới đất để phân trộn với đất nhằm hạn chế bị rửa trôi khi tưới nước.

Cắt tỉa: 

Cứ mỗi lần nhìn thấy hoa có vẻ ít đi, cành nhánh mọc lộn xộn ta có thể tiến hành cắt tỉa bớt cành nhánh. Thông thường tùy theo loài cây và mục đích trồng mà ta tiến hành cắt tỉa cho phù hợp. Thời gian cắt tỉa từ 30 – 45 ngày/lần.

cay hoang kiểng và cây trồng viền tại vườn cây
Cắt tỉa cây hoa kiểng giúp cây đẹp hơn

Gia chủ có thể tự làm tuy nhiên việc chăm sóc cây không hề dễ nếu không làm đúng quy trình có thể ảnh hưởng đến khu vườn. Vì vậy gia chủ có thể lựa chọn dịch vụ chăm sóc cây xanh từ các công ty cây xanh để vườn cây được chăm sóc một cách tốt nhất.

Cách trị sâu bệnh trên cây hoa kiểng: 

Cây hoa kiểng là một trong những cây công trình cho hoa quanh năm, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thường rất ít khi bị sâu bệnh. Tuy nhiên cũng có vài loài thường xuyên bị các loại sâu bệnh sau:

Bị sâu ăn lá: 

Sâu ăn lá thường gây hại cho lá non, chúng ăn tạp và mạnh có thể làm cây bụi lụi và không thể phát triển cành nhánh mới.

Cách trị: Sử dụng thuốc trừ sâu karate 2.5 EC, Bassa 50EC, …. hoặc các loại thuốc trừ sâu sinh học khác.

Bị rệp sáp: 

Rệp sáp là loài có thân mềm và bên ngoài phủ một lớp phấn trắng. Khi trưởng thành con cái không có cánh và con đực có cánh mềm nó có kích thước khoản từ 3 – 5mm. 

Chúng thường sống ở các kẽ lá, chồi non hoặc chùm hoa. Môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Nó hút nhựa cây để phát triển.

Cách trị: nếu phát hiện ít thì chúng ta có thể dùng nước tưới mạnh vào để chúng trôi đi. Hoặc sử dụng thuốc Nouvo 3.6 EC, Mospilan 3EC ,…. để trị. Bạn có thể tìm mua các loại thuốc trị rệp sáp tại các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật.

Cây hoa kiểng có nhiều bệnh khác nhau, quý khách có thể lựa chọn các dịch vụ chăm sóc bên ngoài để chăm sóc cây
Cây hoa kiểng có nhiều bệnh khác nhau, quý khách có thể lựa chọn các dịch vụ chăm sóc bên ngoài để chăm sóc cây

Bị bệnh thũn, vi khuẩn: 

Cách nhận biết là thân hoặc lá cây bị bọng nước, lá chuyển màu nâu nhạt. Bệnh này thường gặp ở cả lá, thân, gốc của cây.

Phòng ngừa: Nên tiến hành cắt tỉa thường xuyên, không để cây quá rậm rạp, tạo lối thoát nước để không gian xung quanh cây khô ráo.

Cách trị: Sử dụng thuốc Poner – 40TP, Starner 20WP, Kasumin 2SL,….

Bảng giá cây hoa kiểng và cây trồng viền

STTTên câyKích thướcGiá bán
1Cây Bạch trinh biểnCao 0,3 – 0,4 m
2Cây ắc óbầu 4 -6 cây, Cao 0,2 – 0,25 m
3Cây ánh dươngcao 0,2 – 0,25 m
4Cây bạch trạngCao 0,3 – 0,5 m
5Cây Bảy sắc cầu vòngCao 0,15 – 0,2 m
6Cây bông giấyCao 0,3 – 0,4 m
7Cây Cẩm thạchCao 0,15 – 0,2 m
8Cây Cẩm tú maiCao 0,15 – 0,2 m
9Cây chiều tímCao 0,3 – 0,4 m
10Cây chuối hoaCao 0,8 – 1m
11Cây chuối mỏ kétCao 0,6 – 0,7 m
12Cây Chuỗi ngọcCao 0,15 – 0,2 m
13Cây dền đỏCao 0,15 – 0,2 m
14Cây đông hầuCao 0,35 – 0,4 m
15Cây Dứa vạn phátCao 0,3 – 0,4m
16Cây dương xỉCao 0,3 – 0,4m
17Cây hẹ hồngCao 0,15 – 0,2 m
18Cây Hoa diễm châuCao 0,3 – 0,4m
19Cây Hoa lài taCao 0,25 – 0,35 m
20Cây Hoa lài tâyCao 0,3 – 0,4m
21Cây Hoa mười giờCao 0,15 – 0,2 m
22Cây Hoa nguyệt quếCao 0,4 – 0,5 m
23Cây Lan rẽ quạtCao 0,3 – 0,4m
24Cây lẽ bạnCao 0,15 – 0,2 m
25Cây Mai chỉ thiênCao 0,25 – 0,3 m
26Cây Mai vạn phúcCao 0,2 – 0,25
27Cây mắt naiCao 0,3 – 0,4 m
28Cây sơn liễucao 0,2 – 0,25 m
29Cây thanh túCao 0,15 – 0,2 m
30Cây trâm ổiCao 0,15 – 0,2 m
31Cây trang tháiCao 0,3 – 0,4m
32Cây tróc bạcCao 0,15 – 0,2 m
33Cây Trúc cần câuBụi 4 – 5 cây, cao 1,5 – 2 m
34Cây trúc đùi ếchBụi 1 cây, cao 0,5 -0,7m
35Cây Trúc quân tửBụi 4 – 5 cây, cao 1,5 – 1,7 m
36Cây trường viCao 0,4 – 0,5m
37Cây tuyết sơn phi hồngCao 0,4 – 0,5 m

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn cách làm cho hoa nhài ra hoa nhiều tại nhà

Cây Kim Tiền và tầm quan trọng của nó trong thiết kế cảnh quan và nội thất hiện đại

Cây phát tài núi có độc không? Có nên trồng trong nhà?